Tư vấn sức khỏe: Khám tổng quát đầu năm bằng công nghệ cao
Sáng nay 11.3, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), cho biết kết quả giám sát trên địa bàn H.Nam Trà My từ ngày 25.1 - 10.3 ghi nhận 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban được tiếp nhận và điều trị. Trong đó, 149 trẻ đã khỏi bệnh, 2 tử vong. Trong đó, 104 trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế ở địa phương (59 trẻ tại Trung tâm Y tế Nam Trà My; 35 trẻ tại Bệnh viện Phụ sản - nhi và 10 trẻ đang được điều trị tại các Trạm Y tế). Tình trạng chung của các trẻ tỉnh táo, giảm sốt, còn ho, ăn uống được. Trước tình hình đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm y tế H.Nam Trà My đã trực tiếp đến kiểm tra tình hình dịch bệnh tại xã Trà Dơn. Sở đã lấy mẫu của trường hợp sốt phát ban nghi sởi để xét nghiệm, trong đó có 19 trường hợp xác định dương tính với vi rút sởi.Hai nâng cấp ấn tượng sẽ đến với iPhone 16 Pro Max
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Thoa kem chống nắng bị cay mắt, nguyên nhân và cách khắc phục
Ngày 7.2, lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong năm 2025 địa phương này sẽ tổ chức đấu giá tổng cộng 4 mỏ khoáng sản; trong đó có 3 mỏ cát và 1 mỏ đá xây dựng.Theo đó, 4 mỏ khoáng sản đưa ra đấu giá đều nằm trên địa bàn H.Xuyên Mộc. Trong đó, có 3 mỏ cát (đều thuộc ấp 3, xã Bưng Riềng) với trữ lượng lên đến hàng triệu mét khối. Cụ thể, mỏ cát xây dựng số hiệu quy hoạch 55 với diện tích đấu giá hơn 41 ha, trữ lượng dự báo gần 1,6 triệu m3 cát xây dựng (giá khởi điểm R = 5%).Mỏ cát xây dựng số hiệu quy hoạch 55B với diện tích đấu giá hơn 40 ha, trữ lượng dự báo hơn 350.000 m3 cát và trên 830.000 m3 vật liệu san lấp đi kèm (giá khởi điểm R = 5%).Mỏ cát xây dựng số hiệu quy hoạch 55C.BS, với diện tích đấu giá 20 ha, trữ lượng dự báo khoảng 500.000 m3 cát và 500.000 m3 vật liệu san lấp đi kèm (giá khởi điểm R = 5%).Mỏ khoáng sản còn lại tại xã Phước Tân (mỏ đá xây dựng), số hiệu quy hoạch 21 với diện tích đấu giá gần 8 ha, trữ lượng dự báo khoảng 1,2 triệu m3 đá xây dựng và khoảng 150.000 m3 đất tầng phủ đi kèm (có giá khởi điểm R = 3%).
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tính đến nay mức độ xâm nhập mặn ở Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm và xấp xỉ năm 2016, năm được xem là hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL. Riêng tại tỉnh Bến Tre, trên sông Cổ Chiên, mặn đã lấn sâu hơn năm 2016. Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL còn kéo dài đến tháng 5, phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và các đợt triều cường.
Collagen dạng uống: 'Thần dược' trẻ hóa da hay lời đồn đại?
Kết quả tăng trưởng GDP đã giúp nâng quy mô và xếp hạng GDP của Việt Nam, tăng thu nhập bình quân đầu người và tăng năng suất lao động - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi kết luận hội nghị Chính phủ với chính quyền các địa phương sáng 8.1.Theo người đứng đầu Chính phủ, thu chi ngân sách đạt cao, vượt thu 337.000 tỉ đồng trong khi giảm thuế, phí, lệ phí gần 200.000 tỉ đồng... Những kết quả này đã tạo đà, tạo lực cho năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Dù vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra. Về kế hoạch năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm đi vào hoạt động bình thường, thông suốt, hiệu quả. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn, Chính phủ sẽ rà soát, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng cho các bộ, ngành, địa phương.Bên cạnh đó, xây dựng các kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tạo đột phá thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới, tiên tiến...Xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân (phấn đấu khu vực này đóng góp khoảng 65 - 70% GDP).Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" theo Nghị quyết 18. Thủ tướng cho biết, đến giờ này trung bình các cơ quan của Chính phủ giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây cũng là động lực mới, như "khoán 10" trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; nghiên cứu khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm. Phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển; cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài. Ngoài ra, khởi công đường sắt kết nối với Trung Quốc, tiếp tục các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM; hoàn thiện việc xây dựng các dự án khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và TP. Đà Nẵng... Trong năm 2025, quyết tâm, quyết liệt xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài trong các lĩnh vực ở các địa phương, đặc biệt là các dự án bất động sản…